Giáo dục

Học Luật ra làm gì? Cơ hội việc làm và thu nhập ngành Luật

Ngoài những câu hỏi như học Luật thi khối nào, điểm chuẩn trường luật bao nhiêu thì câu hỏi học Luật ra làm gì cũng là một trong những câu hỏi được nhiều bạn thí sinh và phụ huynh quan tâm. Thực chất ngành Luật khi ra trường có khá nhiều công việc cũng như cơ hội việc làm. Cụ thể như thế nào bạn có thể theo dõi qua bài viết dưới đây.

Contents

I. Những chuyên ngành Luật hiện nay

Có thể thấy rằng, luật là một trong những ngành quan trọng có mặt trong tất cả các lĩnh vực. Chính vì thế mà khi học luật không chỉ bạn được cung cấp tổng quát về hầu hết kiến thức luật trong các lĩnh vực mà tùy theo chuyên ngành mà bạn chọn sẽ được học chuyên sâu hơn về lĩnh vực đó. Cụ thể như một số chuyên ngành luật phổ biến hiện nay là:

1. Ngành Luật dân sự

Đối với chuyên ngành Luật dân sự, sinh viên theo học sẽ được cung cấp các kiến thức về chuyên ngành Luật Dân sự như Hợp đồng Dân sự, Thừa kế, thủ tục tố tụng dân sự, hợp đồng lao động, luật hôn nhân gia đình, các vấn đề về sở hữu công nghiệp,…

2. Ngành Luật hình sự

Luật hình sự là chuyên ngành với các môn học tiêu biểu như Tội phạm học, Đấu tranh phòng chống tội phạm, Tâm lý học tư pháp, Nghiệp vụ thư ký toà án, Tâm thần học tư pháp, Giám định pháp y,… Ngoài ra, sinh viên chuyên ngành này còn sẽ học về Luật Hình sự và tội phạm, Trách nhiệm hình sự và hình phạt, Thủ tục giải quyết các vụ án hình sự, Khoa học điều tra hình sự, Đấu tranh phòng chống tội phạm,…

Luật hình sự là chuyên ngành sẽ học nhiều về tội phạm và tố tụng hình sự
Luật hình sự là chuyên ngành sẽ học nhiều về tội phạm và tố tụng hình sự

3. Ngành Luật hành chính

Chuyên ngành Luật hành chính như tên gọi của nó, chuyên ngành này liên quan đến pháp Luật về cơ cấu, bộ máy hành chính nhà nước. Theo học chuyên ngành này sinh viên sẽ được cung cấp những kiến thức chuyên sâu về lý luận Nhà nước pháp luật, kiến thức về cơ cấu tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước,…

4. Ngành luật quốc tế

Luật quốc tế sẽ trang bị cho các sinh viên 3 khối kiến thức cơ bản là Khối kiến thức về lĩnh vực Công pháp quốc tế; Khối kiến thức về lĩnh vực Tư pháp quốc tế và Khối kiến thức về Luật so sánh và Luật Thương mại quốc tế. Cung cấp những kiến thức liên quan đến chức năng đối ngoại của nhà nước trong quan hệ quốc tế, về kỹ năng lựa chọn và vận dụng pháp luật của các quốc gia, đàm phán hợp đồng ngoại thương, giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài,…

5. Ngành luật thương mại

Khi theo học ngành này, bạn sẽ được trang bị những kiến thức pháp luật liên quan đến kinh tế, tài chính, ngân hàng, thuế, đất đai và môi trường. Bao gồm các môn học như Luật doanh nghiệp, Luật thương mại quốc tế, Luật đầu tư, Luật cạnh tranh, Luật phá sản… Ngoài ra bạn còn được cung cấp các kiến thức về các luật về kinh doanh như Luật dân sự, Luật sở hữu trí tuệ, Luật đât đai, Luật môi trường, Thuế,…

Chuyên ngành luật thương mại ngày càng được đề cao
Chuyên ngành luật thương mại ngày càng được đề cao

6. Ngành quản trị – luật

Chuyên ngành này nghe tên thì còn khá mới lạ, khi theo học thì sinh viên sẽ được cung cấp các kiến thức về kinh doanh, quản trị và luật làm nền tảng nghề nghiệp cho nhà quản trị và nhà tư vấn. Sinh viên ngành này có khả năng hoạch định chiến lược phát triển doanh nghiệp, hiểu biết các vấn đề quản trị và vấn đề có liên quan đến pháp lý,…

II. Học luật ra làm gì? Thu nhập và cơ hội việc làm

Học luật ra làm gì không chỉ là thắc mắc của riêng các bạn sĩ tử mà còn là của các bậc cha mẹ. Thực chất ngành này có cơ hội việc làm khá cao và có thể làm một số công việc như sau:

1. Công tố viên, kiểm sát viên

Kiểm sát viên và công tố viên có nhiệm vụ Để làm công việc chuyên viên pháp lý, bạn phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật. Đồng thời phải giao tiếp tốt, có sức thuyết phục. Đây là hai vị trí được nhiều người mong muốn khi tốt nghiệp ra trường, tuy nhiên ngoài chuyên môn tốt bạn còn phải nắm chắc được các nghiệp vụ mới có thể được làm tại vị trí này.

Mức thu nhập dành cho các kiểm sát, công tố viên là 8-10 triệu đồng/tháng cùng với 25% tiền phụ cấp.

Công tố viên làm trong Viện kiểm sát là một trong những công việc cho sinh viên ngành luật
Công tố viên làm trong Viện kiểm sát là một trong những công việc cho sinh viên ngành luật

2. Thẩm phán

Ước mơ của rất nhiều sinh viên ngành Luật đó chính là làm Thẩm phán – một trong những chức danh cao quý thực thi công lý trong bộ máy pháp luật. Thẩm phán nắm trong tay rất nhiều quyền lực nhưng để đạt được vị trí này bạn cần phải thông qua 3 giai đoạn: Làm thư ký tòa án – Tham gia khóa đào tạo nghiệp vụ thẩm phán – Có quyết định bổ nhiệm thẩm phán của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Một thẩm phán sẽ có mức lương từ 10-15 triệu đồng/ tháng và một khoản phụ cấp theo quy định của nhà nước.

3. Luật sư

Luật sư chắc hẳn là công việc mà rất nhiều người nghĩ đến khi nhắc tới ngành luật. Thực ra đây cũng là điều dễ hiểu vì công việc này là một trong những việc làm tiêu biểu thể hiện rõ đặc thù của ngành luật.

Một luật sư thường sẽ thực hiện công việc nghiên cứu , phân tích và soạn thảo các văn bản pháp lý theo phân công. Tư vấn pháp lý, đại diện pháp luật cho các cá nhân hoặc tổ chức trong giải quyết tranh chấp, tố tụng… Ngoài ra, họ còn thực hiện chức năng đàm phán, thương lượng về các vấn đề pháp luật và hỗ trợ, đem lại các giải pháp pháp lý cho khách hàng hoặc công ty đó.

Đối với vị trí luật sư thì mức lương sẽ khoảng từ 10-20 triệu đồng/ tháng tùy vào kinh nghiệm cùng số vụ mà họ nhận.

Luật sư là nghề nghiệp mơ ước của những sinh viên ngành luật
Luật sư là nghề nghiệp mơ ước của những sinh viên ngành luật

4. Chuyên viên pháp lý

Chuyên viên pháp lý là một trong những vị trí có cơ hội việt làm khá cao trong ngành luật. Công việc của chuyên viên pháp lý là giải quyết, tư vấn những vấn đề liên quan đến pháp luật cho doanh nghiệp. Để làm công việc chuyên viên pháp lý, bạn phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật. Đồng thời phải giao tiếp tốt, có sức thuyết phục cũng như linh động trong các tình huống.

Mức lương của một chuyên viên pháp lý thường sẽ từ 10-15 triệu đồng/ tháng

5. Thư ký tòa án

Một trong những việc làm tại Tòa án mà rất nhiều người học luật ra muốn được vào làm đó chính là thư ký Tòa án. Công việc của họ là ghi chép, tổng hợp các văn bản tố tụng, quản lý hồ sơ và ngoài ra sẽ hỗ trợ cho thẩm phán thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.

Mức lương cứng của một thư ký tòa án là 8-10 triệu đồng/ tháng, ngoài ra học sẽ được nhận thêm 1 khoản trợ cấp từ nhà nước.

6. Pháp chế doanh nghiệp

Để có thể đảm bảo về vấn đề pháp luật cho danh nghiệp, rất nhiều công ty tổ chức đã thành lập ra phòng ban pháp chế của riêng mình. Những người làm trong bộ phận đó có thể gọi chung là nhân viên pháp chế doanh nghiệp. Công việc của họ là tư vấn, kiểm soát các hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và từ đó tránh được những sai phạm có thể xảy ra.

Tùy thuộc vào quy mô của doanh nghiệp mà mức lương của vị trí này sẽ giao động từ  10-15 triệu đồng/ tháng.

Pháp chế doanh nghiệp là một trong những công việc hot hiện nay
Pháp chế doanh nghiệp là một trong những công việc hot hiện nay

7. Giảng viên ngành luật

Không chỉ làm việc tại các cơ quan pháp luật hay các doanh nghiệp mà người học luật ra cũng có thể làm việc tại các trường học với công việc giảng viên ngành luật. Công việc này sẽ phù hợp với những người thích giảng dạy và nghiên cứu về pháp luật.

Mức lương dành cho một giảng viên ngành luật là từ 7 đến 10 triệu đồng/ tháng.

8. Công chứng viên

Công chứng viên là người tư vấn và thẩm định công chứng cho khách hàng. Công chứng viên còn chịu trách nhiệm soạn thảo, thẩm định hợp đồng, hồ sơ theo quy định pháp luật. Trong ngành luật, công chứng viên còn là người hỗ trợ cho luật sư trong các văn bản pháp lý.

Thu nhập của vị trí này thường là 8 đến 10 triệu đồng/tháng.

III. Khối thi và điểm chuẩn vào ngành luật

Hiện nay, ngành luật xét tuyển khá nhiều khối với các tổ hợp môn thi khác nhau như khối A0, A1, C0. D1,… Tùy vào mỗi trường và mỗi chuyên ngành sẽ xét tuyển các  tổ hợp khác nhau cũng như các hình thức thi hay xét tuyển điểm khác nhau. Những thông tin trên đã được Summerjazzseries.com cập nhật đầy đủ và chi tiết trong bài viết số trước Học luật thi khối nào? Điểm chuẩn ngành luật là bao nhiêu? Bạn có thể xem lại bài viết để biết được thêm nhiều thông tin chi tiết hơn nữa.

Có thể thấy rằng, ngành luật có tương lai rất rộng mở cũng như cơ hội việc làm không hề thiếu. Tuy nhiên các bạn cần phải cân nhắc kỹ về cả lực học của mình để tìm ra ngành học mà mình cho là phù hợp nhất nhé!