Âm nhạc

Opera là gì? Lịch sử phát triển và xu hướng hiện nay của Opera

Có một dòng âm nhạc cổ điển khá kén người nghe nhưng nó được xem là một loại hình nghệ thuật đỉnh cao mà không phải ai cũng có thể chinh phục được. Loại hình nghệ thuật đó chính là Opera, nhưng vì đây không phải là loại hình phổ thông nên tìm hiểu nó sẽ khá khó. Chính vì thế mà Summerjazzseries đã tìm hiểu và tổng hợp để đưa mọi người cùng đi tìm hiểu xem Opera là gì, lịch sử phát triển và xu hướng của Opera hiện nay nhé!

Contents

I. Opera là gì? Lịch sử ra đời và phát triển của Opera.

1. Opera là gì?

Từ Opera là từ có nguồn gốc từ tiếng Ý, dịch ra tiếng Việt thì nó có nghĩa là tác phẩm hoặc công trình sáng tác. Từ Opera này thực chất là từ viết tắt của cụm từ Opera in musica dịch nghĩa ra là tác phẩm âm nhạc.

Trong thực tế, Opera là một loại hình nghệ thuật biểu diễn xuất hiện ở Ý vào khoảng thế kỉ 16-17, về tổng thể thì nó có sự liên kết với âm nhạc cổ điển của phương Tây.

Loại hình nghệ thuật Opera thực chất cũng là một dạng của kịch mà những hành động diễn xuất của nhân vật hầu hết được truyền đạt toàn bộ qua âm nhạc và giọng hát. Không chỉ vậy, Opera cũng sử dụng các yếu tố của ngôn ngữ nhà hát để biểu diễn trên sân khấu như: Y phục, ảnh nền trang trí, nghệ thuật biểu diễn,…

Opera có khả năng đề cập tới các vấn đề liên quan đến hiện thực xã hội và cả nhiều khía cạnh khác của cuộc sống. Khi trình bày một tác phẩm thì người nghệ sĩ sẽ được một dàn nhạc lớn (sắp xếp từ các nhóm nhạc cụ nhỏ và to dần cho đến cả một ban nhạc giao hưởng đầy đủ) đệm nhạc để hát và nó sẽ được diễn ra ở trong một nhà hát riêng biệt với những trang bị chuyên biệt dùng để biểu diễn gọi là Opera House (nhà hát Opera).

Opera-house
Opera House – nơi biểu diễn các buổi trình diễn Opera

2. Sơ lược lịch sử ra đời và phát triển của Opera

Để nói về lịch sử phát triển của Opera chúng ta có thể chia nó làm 3 giai đoạn lớn như sau:

  • Giai đoạn hình thành

Opera được ra đời tại Italia (Ý), vào thời điểm này Opera rất được ưa chuộng và phát triển, nó được xem là một bộ môn nghệ thuật dành cho giới quý tộc. Khi vừa mới hình thành thì Opera có hai loại hình chính là Opera hài hướcOpera trang nghiêm. Tuy nhiên, đến đầu thế 18 thì hai loại hình này có dấu hiệu suy thoái và nhường chỗ cho một loại hình Opera khác đó chính là Opera cổ điển.

  • Giai đoạn cổ điển 

Gọi tên giai đoạn này là giai đoạn cổ điển của Opera bởi vì tại thời điểm này, loại hình Opera cổ điển phát triển mạnh mẽ và được ví von là “thời hoàng kim của nó”. Opera cổ điển thời kì này nhuốm đậm màu sắc nghệ thuật của thời kỳ Phục Hưng với điểm nền là sự ra đời của âm nhạc cổ điển Viên.

Phải nói rằng, tại thời kỳ này chúng ta phải ghi nhận công lao to lớn đối với Opera của các nhạc sĩ cổ điển thời bấy giờ như hai người mở đầu: Christoph Willibald GluckWolfgang Amadeus Mozart, họ đã nâng Opera cải cách lên một tầm cao mới và phát triển hơn. Với những sự phong phú mà họ mang vào Opera thì cũng kéo theo sự phát triển của khí nhạc theo hướng giao hưởng vào trong Opera.

Christoph Willibald Gluck-nguoi-co-cong-voi-opera
Christoph Willibald Gluck – người đã có công nâng Opera cải cách lên một tầm cao mới
  • Giai đoạn lãng mạn

Vào thế kỷ 19, xu thế của Opera đang dần nghiêng về Opera lãng mạn hơn vì nó vô cùng phong phú, đa dạng so với các thể loại cũ. Lúc này, bên cạnh những nền tảng cũ, opera nở rộ với nhiều thể loại mới ấn tượng hơn. Tại giai đoạn này phải kể đến những tên tuổi như: M. Mussorgsky, A.P. Borodin, M. Glinka Opera, G. Verdi, P.I. Tchaikovsky, Rimsky-Korsakov,…

Tiếp theo đó là giai đoạn phát triển của loại hình Opera trữ tình. Nhờ vào sự khác lạ cùng tình cảm ẩn sâu trong từng tác phẩm mà nó nhận được rất nhiều sự yêu thích của người nghe. Giai đoạn này, Opera đã có rất nhiều sự đổi mới về cả cấu trúc lẫn sự kết hợp thêm các dàn nhạc giao hưởng cùng các bản phối khí đa dạng.

  • Nhạc Opera khi gia nhập vào Việt Nam

Tại Việt Nam, Opera cũng đã du nhập vào từ khá lâu nhưng không nhận được đông đảo sự ưa chuộng như các loại hình nghệ thật khác nên nó còn khá chìm và không có tên tuổi hay tiếng vang gì lớn. Tuy nhiên, khi nhắc đến loại hình này ở Việt Nam chúng ta không thể không nhắc đến những tên nghệ sĩ nổi tiếng hát dòng nhạc này như: Ca sĩ Trần Hiếu, cố nghệ sĩ Lê Dân, ca sĩ Phạm Thu Hà, ca sĩ Tạ Minh Tâm. Tuy nhiên, hiện nay dòng nhạc này lại đang là một điểm nhấn mà nhiều ca sĩ trẻ chú ý và mong sẽ khai thác được loại hình nghệ thuật này.

Khá nhiều nghệ sĩ trẻ Việt Nam vẫn yêu thích và theo đuổi Opera

II. Thuật ngữ học Opera

Nhạc Opera truyền thống gồm có 2 cách hát:

  • Hát nói: Đây là một thể loại đặc trưng của Opera thông qua việc hát mà không cần giai điệu đệm.
  • Bài hát phối khí giọng hát: Khí sắc hoặc là một bài hát mang tính hình thức

Qua những tổ hợp giai điệu trầm bổng mà bộc lộ cảm xúc cá nhân của nhân vật. Hát đôi, hát ba để hòa âm không còn quá xa lạ và các đoạn đồng thanh sẽ thường được sử dụng để bình luận về những diễn biến đang diễn ra trên sân khấu.

Trong một vài hình thức khác của Opera, như: ca vũ kịch Opera, Singspiel, Opera comiquesemi-opera, các đoạn văn trò chuyện sẽ được thay thế hầu hết bằng phần hát nói. Giai điệu hoặc là một phần giai điệu sẽ được dạo lên vào khúc giữa hoặc là thay thế một phần nào đó trong khi hát nói, mà hầu hết đều là những giai điệu âm nhạc nắm vai trò chủ đạo.

Vào khoảng cuối thế kỷ 16 ở Châu Âu, đây là thời kỳ của phong trào nghệ thuật Ba – Rốc và thời kỳ Cổ Điển, có hai loại hình cơ bản của hát nói thường hay xuất hiện đó chính là:

  • Secco (hát nói nhanh), thường được hợp tấu với lối hát bè chạy nối đuôi nhau, trong đó thường được biểu diễn vùng với đàn davico.
  • Accompagnato (có nghĩa là hát nói hợp tấu, cũng được hiểu như là “stromentato”) mà trong đó cả ban nhạc sẽ cùng hợp tấu với nhau.

Cũng vì vậy mà, trong thể loại này có ít sự ứng khẩu qua lại và tính chất hùng biện hơn thể loại secco, nhưng lại thường có nhiều âm điệu hơn. Đây là loại hình thường xuyên được biểu diễn trong dàn nhạc để nhấn mạnh những phần diễn tiến đặc sắc của nhạc kịch.

III. Phân biệt Opera và Nhạc kịch

Thông thường Opera và Nhạc kịch là hai loại hình nghệ thuật mà mọi người dễ nhầm lẫn với nhau và có khi còn xem chúng là một. Tuy nhiên, thực chất đây là hai loại hình nghệ thuật khác biệt và có thể phân biệt được với nhau bằng các điểm sau:

  • Về lịch sử: Opera được ra đời trước khi Nhạc kịch ra đời.
  • Về nội dung: Nhạc kịch có sự phong phú hơn bởi trên sân khấu nhạc kịch  có thể đưa lên hầu hết mọi khía cạnh của cuộc sống.
  • Về cách hát:
  • Opera phải tuân thủ theo các quy định khắt khe của cách hát cổ điển với những kỹ thuật đặc trưng đạt tới chuẩn mực.
  • Còn đối với Nhạc kịch thì có có thể hát bằng tất cả những cách hát nào cũng được, miễn sao nó phù hợp với nội dung mà vở kịch muốn truyền tài tới khán giả.
  • Về độ phổ biến: Vì lý do cách hát như trên mà cũng chính vì đó nhạc kịch trở nên dễ tiếp cận với khán giả và phổ biến hơn.
  • Về nghệ sĩ biểu diễn:
  • Các nghệ sĩ Opera được lên sân khấu biểu diễn thì cần phải có kỹ năng thượng thừa về thanh nhạc.
  • Với nhạc kịch người nghệ sĩ cần phải là một người có diễn xuất tốt.
  • Về biểu diễn:
  • Các nghệ sĩ Opera phải có một chất giọng đầy nội lực cùng quãng âm rộng để có thể truyền tải hết cảm xúc mà tác phẩm muốn mang đến cho khán giả trong trạng thái biểu diễn không dùng mic mà cả phòng vẫn phải nghe rõ và vang.
  • Đơn giản hơn so với Opera, các diễn viên nhạc kịch sẽ dùng mic để hát và biểu diễn.
Phantom-of-the-opera-nhac-kich
Nhạc kịch và Opera là hai loại hình nghệ thuật khá nhau

IV. Vị thế của opera trong thị trường âm nhạc hiện nay

Dù là một loại hình nghệ thuật đỉnh cao gắn liền với sự uyên bác, sang trọng và quý tộc nhưng hiện nay kể cả ở quê hương của nó hay bất cứ nơi nào khác trên thế giới đều đang lâm vào tình trạng khủng hoảngtrên đà thoái trào. Các nhà hát nhỏ không đủ kinh phí duy trì đành phải đóng cửa còn các nhà hát lớn cũng không kém phần chật vật.

Thay vì bắt kịp xu thế của thị trường âm nhạc hiện nay với những chiêu trò truyền thông tạo sự quan tâm và có khi là tạo ra những scandal để nổi tiếng thì đa phần các nghệ sĩ Opera đều không theo con đường này vì họ cho rằng như thế sẽ mất đi cái chất cao quý vốn có của loại hình nghệ thật này, biến nó trở thành rẻ rúm.

Một người nghệ sĩ Opera thực thụ sẽ phải trải qua biết bao nhiêu khổ luyện, khả năng trình diễn, kỹ năng thanh nhạc đỉnh cao dùng ngôn ngữ để làm chủ loại âm nhạc thách thức nhất trên thế giới.

Tuy nhiên, thành công của những người nghệ sĩ thực thụ này không đến từ những sản phẩm âm nhạc trên các kênh, các mạng xã hội với hàng triệu lượt xem hay yêu thích mà thành công của họ chính là giọng hát vang và truyền cảm trong Opera House, vượt lên trên những âm thanh của dàn nhạc và lay động những khán giả ngồi dưới khán đài mà chẳng cần một thiết bị khuếch đại âm thanh nào.

Màn trình diễn đỉnh cao của người nghệ sĩ Opera thực thụ

Hi vọng rằng bài viết trên đã cung cấp cho bạn các kiến thức bổ ích về một loại hình âm nhạc đỉnh cao là Opera và hiểu được những giá trị của nó.